Tiêu xương hàm có nguy hiểm không?
Tiêu xương hàm là tình trạng bệnh lý suy giảm xương hàm, thậm chí biến mất luôn xương hàm. Những trường hợp này do hiện tượng mất răng trong một thời gian gây ra. Vậy tiêu xương hàm có nguy hiểm không? Những biến chứng và cách khắc phục tình trạng tiêu xương hàm gây ra là gì? Hãy cùng hệ thống nha khoa chất lượng hàng đầu tìm hiểu qua bài viết sau.
1/ Nguyên nhân gây tiêu xương hàm
Tiêu xương hàm do nguyên nhân mất răng lâu ngày hoặc bệnh lý gây ra. Cụ thể, việc tồn tại của răng ảnh hưởng rất lớn tới sự ổn định của xương răng. Bởi khi ăn nhai xương răng luôn để lại một lực không hề nhỏ tới xương hàm, khiến xương hoạt động bình thường.
Khi mất răng ( https://nhakhoaparis.vn/bi-mat-rang-lau-nam-phai-lam-sao.html ) khoảng trống để lại tại vị trí không có răng khiến xương hàm không có cơ hội hoạt động. Chính vì vậy, xương hàm dần dần tiêu biến do không có lực tác động và không được hoạt động.
Bên cạnh đó một trường hợp dễ gặp khác đó là tình trạng răng mắc các bệnh lý như viêm chu nha. Chẳng hạn như viên chân răng, đây là bệnh lý khiến chân răng dần suy yếu, dẫn đến viêm nướu hoặc gây tụt lợi gây hở chân răng khiến xương quanh chân răng dần tan biến.
2/ Tác hại của tiêu xương răng
Tiêu xương hàm gây ra rất nhiều tác hại không chỉ với tính thẩm mỹ của cơ thể mà còn ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai. Một trong những tác hại thường gặp nhất của tiêu xương răng đó là gây mất dần các răng khác, kế cận vị trí răng bị tiêu xương.
Bởi khi bị tiêu xương hàm, mật độ xương sẽ dần suy giảm, vì vậy sau khi tiêu xương tại một vị trí mật độ xương của các răng xung quanh sẽ giảm xuống. Từ đó, những xương này cũng dần tiêu biến theo, khi các răng bị tiêu biến, chân răng và răng sẽ bắt đầu suy yếu, sau đó bị mất răng.
Ngoài ra, khi bị tiêu xương dẫn đến hàng loạt những bệnh lý liên quan khác chẳng hạn như gây tụt lợi. Chân răng suy yếu, xương biến mất khiến lợi tụt dần. Sau một thời gian mất dần răng, việc ăn nhai gặp vấn đề rất lớn, bởi không đủ lực để nghiền nát thức ăn hoặc việc ăn nhai phải dồn hết cho những răng còn lại gây áp lực nên những răng này. Ăn nhai không kỹ sẽ khiến dạ dày phải co bóp nhiều hơn hoặc gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
Thức ăn có thể bị kẹt lại trong môi trường khoang miệng tại những vị trí răng đã mất. Vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển hơn, do đó dẫn đến những bệnh lý liên quan như sâu răng hay hôi miệng.
Bên cạnh đó, tiêu xương răng, tụt lợi và việc ăn nhai kém hơn khiến má dần chảy xệ, mặt nhăn nheo. Khiến khuôn mặt dần trở lên già hơn, sau này sẽ gây ra hiện tượng móm răng.
3/ Cách khắc phục tiêu xương răng
Khác với những trường hợp mất răng thông thường có thể sử dụng biện pháp cấy ghép implant hoặc cầu răng sứ, bởi xương răng vẫn còn. Đối với những trường hợp bị tiêu xương răng, biện pháp duy nhất đó là cấy ghép implant. Bởi đây là phương pháp duy nhất tạo trụ răng, có khả năng tạo lực lên xương răng và lấp đầy khoảng trống xương hàm đã không còn.
Phương pháp này hiện đang được nhiều người chú ý bởi công dụng và khả năng thay thế răng không còn. Chi phí của biện pháp cũng khiến nhiều người thắc mắc. Vì vậy câu hỏi trồng răng Implant giá bao nhiêu ( https://nhakhoaparis.vn/trong-rang-implant-gia-bao-nhieu.html ) là điều mà không ít người chú ý đến khi đang có dự định trồng răng sứ.
Cấy ghép implant là phương pháp bác sĩ thực hiện cấy ghép trụ răng được thiết kế bằng vật liệu đặc biệt. Sau đó chế tác mão sứ giống răng thật, nhằm đảm bảo răng sau khi cấy ghép có hình dáng, màu sắc giống như răng thật. Phương pháp không chỉ giúp phục hình răng đã mất, giúp cải thiện chức năng ăn nhai cho những trường hợp mất răng, phương pháp còn giúp ngăn ngừa sự suy giảm mật độ xương hàm.
Tuy nhiên, đối với các trường hợp bị tiêu xương, cần thực hiện một số biện pháp giúp cấy ghép xương, nhằm lấp đầy khoảng trống, tăng mật độ xương răng. Điều này nhằm phục vụ cho quá trình cấy ghép implant.